Tiếng Việt

3 BƯỚC CÂN PHAO CHO CẦN THỦ MỚI TẬP CÂU

Phao câu cá được mệnh danh là “con mắt” của cần thủ bởi anh em không thể nào quan sát được trực tiếp cá ăn mồi khi đi câu, cũng như khi nào hết mồi. Lúc này chúng ta chỉ có thể phán đoán được các trạng thái khác nhau qua phao. Với tầm quan trọng đó, thao tác sử dụng phao nói chung và cân phao nói riêng phải đúng để mang tới hiệu quả tốt nhất. Nhưng việc cân phao đúng là bài toán khó đối với người mới bắt đầu câu. Vậy hôm nay, Vũ Môn sẽ chia sẻ cho anh em mới tập câu 3 bước cân phao đơn giản và hiệu quả nhất.

 

Cân phao mà cần thủ thường nhắc đến thực chất chính là việc điều chỉnh độ nổi còn lại của phao ở trong nước bằng cách tăng thêm hay gọt bớt chì chặn. Điều này giúp người câu phán đoán được các tình huống cơ bản ở dưới nước.

 

Các bước cân phao 
Bước 1: Tìm sơ bộ đáy (độ sâu) mà không móc thẻo, đo độ sâu nước
Chì cần có độ nặng lớn hơn sức nổi của phao, sau đó thả trục xuống điểm câu. Do chì nặng nên phao sẽ chìm hẳn xuống nước.
Từ từ kéo phao lên cao để lộ ra 1 nấc tăm phao. Lúc này ta đã tìm được độ sâu điểm câu.
Anh em chú ý điểm câu là một phạm vi từ 20 - 50cm chứ không phải là 1 điểm. Nên vung cần vài lần để xác định điểm câu, từ đó tìm vị trí có đáy tương đối bằng phẳng là tốt nhất.


Bước 2: Tiến hành cân phao
Kéo phao xuống phía dưới, khoảng cách kéo này bằng chiều dài của một dây thẻo dài cộng thêm 10-15cm. Sau khi móc hai lưỡi câu thì khoảng cách lưỡi câu dưới với đáy là 10-15cm, khiến cho phao nằm ở trạng thái “lưng chừng nước”. 

 

Sau khi móc hai lưỡi câu, phải đảm bảo hai lưỡi câu và chì đều ở trạng thái lơ lửng trong nước, rất gần với đáy, như vậy khi chỉnh phao mới chính xác được. Đồng thời cũng di chuyển 4 hạt chặn dùng để cố định bộ phận gắn chân phao xuống dưới. Từ từ cắt chì đến khi nổi 5 nấc tăm phao.

 

Trên cơ sở chỉnh đúng 5 nấc phao, ta rút cần về phía sau làm cho toàn bộ tăm phao chìm hẳn xuống nước, sau đó nâng nhẹ nhàng lên đến vị trí ban đầu để xem phao có trở về đúng 5 nấc mà ta đã chỉnh hay không. Nếu phao trở về đúng số nấc chỉnh ban đầu có nghĩa là việc chỉnh phao của bạn đã chính xác.


Bước 3: Móc mồi vào hai lưỡi câu và tìm đáy một cách chính xác

Nếu chỉ muốn câu đáy thì bạn có thể liên tục móc hai lưỡi và đẩy phao lên trên cho đến khi lộ ra đầu nhọn phao hoặc 3 nấc phao, điều này chứng tỏ hai lưỡi đã hoàn toàn nằm đáy. 

Lúc này trạng thái của hai lưỡi câu chính là lưỡi câu dưới đã nằm đáy còn lưỡi câu trên đang tiếp xúc nhẹ với đáy. Đây cũng chính là thời điểm thích hợp nhất để câu đáy. 

Ví dụ như khi bạn móc hai lưỡi số nấc phao chỉnh là 5 nấc, khi chỉnh phao đã đo được trọng lượng của 1 lưỡi câu là 1 nấc, như vậy khi không móc lưỡi câu số nấc chỉnh là 7 nấc, lúc này điểm lụt nhất là 7 nấc hoặc hơn 1 tí, cũng chính là vị trí mà bệ đỡ chì hoặc khoen số 8 đến đáy. 

Sau khi móc mồi vào hai lưỡi câu, số nấc phao lộ ra là 3 nấc (số nấc chỉnh ban đầu là 5 nấc, chứng tỏ trọng lượng 1 lưỡi câu là 1 nấc), ta liên tục móc mồi vào hai lưỡi câu và kéo phao lên trên cho đến khi phao lộ ra 3 nấc rưỡi hoặc 4 nấc, chứng tỏ lúc này đã tìm được đáy.
Lúc này trạng thái của mồi là lưỡi câu dưới đã chạm đáy còn lưỡi câu trên còn lơ lửng trong nước.

 


Kết luận.
Trên đây là những kinh nghiệm của Vũ Môn Fishing về 3 bước cân phao cơ bản, các cần thủ có thể áp dụng cách này trong quá trình đi câu thực tế. Bởi vì điểm câu thường ở nơi khá bằng phẳng, hơn nữa kích thước mồi câu cho mỗi lần đi câu không giống nhau cho nên số nấc phao cho mỗi lần câu cũng không thể hoàn toàn giống nhau được, ví dụ như bạn muốn câu 3 nấc nhưng có thể sau khi ném cần là 2 nấc rưỡi hoặc 3 nấc rưỡi. Điều đó không quan trọng, miễn sao các cần thủ có thể nhìn rõ sự thay đổi động tác của cá trên phao thì hoàn toàn có thể bắt nhịp giật cá, lúc này có nghĩa là bạn đã chỉnh phao chính xác rồi đấy!
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các cần thủ mới!

 

 

Phản hồi chất lượng dịch vụ

Chat

Hotline:

Close

Chào bạn!!

Bạn có hài lòng về Vũ Môn Fishing?

Hãy để lại đánh giá và ý kiến đóng góp của bạn dành cho Vũ Môn nhé!